KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI LẦN THỨ SÁU
Phật giáo đã trải qua thời gian khá lâu, Tam Tạng, Chú giải, Ṭīkā… đã in ra thành sách, việc sao đi chép lại, in đi in lại nhiều lần, khó mà tránh khỏi sự sai sót. Do đó, các bộ Tam Tạng, Chú giải… của mỗi nước có chỗ sai chữ dẫn đến sai nghĩa, làm cho pháp học Phật giáo không hoàn toàn giống y nguyên bản chính.
Chính phủ Myanmar thành lập hội Phật giáo có tên “Buddhasāsanasamiti” vào năm Phật lịch 2.497 để lo tổ chức kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ sáu, tại động nhân tạo Lokasāma (Kaba Aye) thủ đô Yangon , Myanmar. Chính phủ thỉnh tất cả mọi bộ Tam Tạng, Chú giải hiện có trên các nước Phật giáo, để làm tài liệu đối chiếu từng chữ, từng câu của mỗi bổn.
Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ sáu này gồm 2.500 vị Đại đức thông hiểu Tam Tạng, Chú giải… rành rẽ về ngữ pháp Pāḷi, chia thành nhiều ban đối chiếu sửa chữa lại cho đúng. Công việc được thực hiện bắt đầu từ ngày rằm tháng tư Phật lịch năm 2.498 cho đến ngày rằm tháng tư Phật lịch năm 2.500, ròng rã suốt 2 năm mới hoàn thành xong bộ Tam Tạng, Chú giải, Ṭīkā….
Sau đó, chính phủ Myanmar thỉnh chư Đại đức kết tập Tam Tạng bằng khẩu, do Đại Trưởng Lão Revata chủ trì, Đại Trưởng Lão Sobhana vấn, Đại Trưởng Lão Vicittasā-rābhivaṃsa thông thuộc Tam Tạng trả lời theo Tam Tạng, Chú giải.
Trong buổi lễ này Chính phủ Myanmar, đứng đầu là Thủ tướng U Nu, tổ chức khánh thành kết tập Tam Tạng rất long trọng, có mời nguyên thủ Quốc gia của các nước Phật giáo cùng phái đoàn chư Tăng, cân sự nam, cận sự nữ gồm có 25 nước trên thế giới đến tham dự, để đánh dấu lịch sử Phật giáo đã trải qua một nửa tuổi thọ 2.500 năm, dưới sự bảo trợ hộ độ của Chính phủ Myanmar cùng Phật tử trong nước và các nước khác trên thế giới.
Bộ Tam Tạng, Chú giải được kết tập lần thứ sáu này được xem là mẫu mực cho các nước Phật giáo hệ phái Theravāda.
Để Phật giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian này chừng nào, thì chúng sinh được hưởng sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc chừng ấy. Cho nên, chư Đại Trưởng Lão tiền bối đã dày công gìn giữ và duy trì pháp học Phật giáo từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế, và sau khi Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn. Tất cả quý Ngài có phận sự bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo, nên đã tổ chức qua 6 kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi, không để cho rời rạc, thất lạc. Chư Đại Trưởng Lão đã cố gắng giữ gìn duy trì từ trước cho đến nay.
Công việc học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo là bổn phận của mọi người Phật tử, là bậc xuất gia cũng như các hàng tại gia cư sĩ. Chữ Pāḷi là ngôn ngữ của Chư Phật, đối với chúng ta học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi cần phải hiểu rõ ý nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngôn ngữ riêng của mình.
Tại nước Myanmar , công việc học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi được phổ cập đến chư Sadi, chư Tỳ-khưu. Hằng năm, bộ Tôn giáo Myanmar có tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng bằng tiếng Pāḷi, và thi viết trả lời những câu hỏi về Tam Tạng và Chú giải Pāḷi.
THI THUỘC LÒNG TAM TẠNG
Phật lịch năm 2.492 (Dương lịch năm 1948), bộ Tôn giáo Myanmar bắt đầu tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng Pāḷi lần thứ nhất. Từ đó về sau, hằng năm, có tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng Pāḷi. Khi Đại đức thí sinh thi đậu phần học thuộc lòng xong, tiếp tục thi phần viết trả lời những câu hỏi về Tam Tạng và Chú giải Pāḷi. Đến nay, Phật lịch năm 2.561 (Dương lịch năm 2017) đã trải qua 69 kỳ thi.
Căn cứ theo số liệu tổng kết chư Đại đức thí sinh đã thi đậu qua 69 kỳ thi như sau:
Những vị Đại đức đậu đọc thuộc lòng và thi viết
Tam Tạng trọn bộ: 14 vị
Nhị Tạng rưỡi: 4 vị
Nhị Tạng: 5 vị
Nhất Tạng: 101 vị
Nhất Tạng và một phần Tạng Kinh: 1 vị
Nhất Tạng, Đồng Loại và Trung Bộ Kinh: 1 vị
Nhất Tạng và Trung Bộ Kinh: 2 vị
Đồng Loại Bộ Kinh và Chi Bộ Kinh: 1 vị
Chi Bộ Kinh: 3 vị
Đồng Loại Bộ Kinh: 2 vị
Trung Bộ Kinh: 3 vị
Tạng Luật phần đầu: 234 vị
b. Những vị Đại đức đậu đọc thuộc lòng
Tam Tạng trọn bộ: 5 vị
Nhị Tạng rưỡi: 8 vị
Nhị Tạng: 38 vị
Nhất Tạng: 301 vị
Nhất Tạng và Trung Bộ Kinh: 1 vị
Trung Bộ Kinh: 1 vị
Đồng Loại Bộ Kinh: 1 vị
Chi Bộ Kinh: 1 vị
Tạng Luật phần đầu: 298 vị
Chư Đại Trưởng Lão thông thuộc thấu suốt Tam Tạng
1 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 6, Phật lịch 2.497 (DL.1953) lúc Ngài 42 tuổi.
Sayadaw Mingun. (Ngài Tam Tạng Thứ 1). Tipiṭakadhara, DhammaBhaṇḍāgārika, Mahatipitakakovida, Agga Mahāpaṇḍita, Abhidhaja Mahāraṭṭhaguru
2 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Neminda Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 12, Phật lịch 2.503 (DL.1959) lúc Ngài 32 tuổi.
Ngài TT 2 – Ven. Nemainda Visittha Tipitakadhara Tipitakakovida Dhammabhandagarika Pakokku Sayadaw (1959)
3 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Kosalla Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 16, Phật lịch 2.507 (DL.1963) lúc Ngài 36 tuổi.
Ngài TT 3 – Ven. Kosala, Tipitakadhara Tipitakakovida Dhammabhandagarika Pyay Sayadaw (1963)
4 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sumaṅgālaṅkāra Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 26, Phật lịch 2.517 (DL.1973) lúc Ngài 27 tuổi.
Ngài TT 4 – Ven. Sumingalalankara, Ph.D, Tipitakadhara Tipitakakovida, Dhamma Bhandagarika Tipitaka Mahaghandayon Sayadaw (1973)
5 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sirindābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 37, Phật lịch 2.528 (DL.1984) lúc Ngài 37 tuổi.
Ngai TT 5 – Ven. Sirinandabhivamsa Tipitakadhara Tipitakakovida Yaw Sayadaw (1984)
6 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vāyāmindābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 48, Phật lịch 2.539 (DL.1995) lúc Ngài 39 tuổi.
Ngài TT 6 – Ven. Vayameindabhivamsa, Tipitakadhara Tipitakakovida Yesagyo Sayadaw (1995)
7 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 52, Phật lịch 2.543 (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi.
Ngài TT 7 – Ven. Silakhandabhivamsa
8 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vaṃsapālālaṅkāra Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 52, Phật lịch 2.543 (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi.
Ngài TT 8 – Ven. Vamsapalalankara
9 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 53 Phật lịch 2.544 (DL.2000) lúc Ngài 33 tuổi.
10 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sundara Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 53 Phật lịch 2.544 (DL.2000) lúc Ngài 45 tuổi.
11 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Indapāla Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 53, Phật lịch 2.544 (DL. 2000) lúc Ngài 40 tuổi.
12 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Abhijātābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 64, Phật lịch 2.555 (DL. 2011) lúc Ngài 40 tuổi.
13 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Indācariya Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 65, Phật lịch 2.556 (DL. 2012) lúc Ngài 48 tuổi.
14 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vīriyānanda Tipiṭakabhara – Tipiṭakakovida, đậu kỳ thi thứ 69, Phật lịch 2.561 (DL. 2017) lúc Ngài 47 tuổi và trở thành Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng thứ XIV Bhaddhanta Vīriyānanda Sayadaw
15 – NGÀI PAÑÑĀVAṀSĀBHIVAṀSA TRỞ THÀNH NGÀI TAM TẠNG THỨ 15 (BẬC THÔNG THUỘC VÀ THẤU SUỐT TAM TẠNG) CỦA ĐẤT NƯỚC MYANMAR (01-2020)
Trên đây là danh sách những vị Đại Trưởng Lão thi đậu Tipiṭakadhara – Tipiṭakakovida đã thông thuộc thấu suốt đầy đủ bộ Tam Tạng: “Tạng Luật, Tạng Kinh, Tạng Vi Diệu Pháp” gồm có 84.000 pháp uẩn mà Đức Phật đã thuyết giảng, chế định suốt 45 năm ròng rã, kể từ khi thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến phút cuối cùng tịch diệt Niết Bàn. Những vị Đại Trưởng Lão này không chỉ thông thuộc Tam Tạng (Tipiṭakadhara) gồm có 40 quyển, mà còn thông suốt đầy đủ các bộ Aṭṭhakathā (Chú giải) gồm có 52 quyển, các bộ Ṭīkapāḷi, các bộ Anuṭīkāpāḷi gồm có 26 quyển.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét